Nhiều giải pháp “vực dậy” nghề nuôi Artemia tại Sóc Trăng (Lượt xem: 2122)
>> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn >> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Cập nhật: 27/12/2023Có địa hình sinh thái gần biển, có nguồn nước mặn quanh năm, TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là vùng đặc thù cho mô hình sản xuất kết hợp Muối - Tôm - Artemia. Hiện trứng Artemia Vĩnh Châu là thương hiệu có giá cao nhất trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất, thu trứng Artemia lệ thuộc lớn vào thời tiết và môi trường, trong đó có tác động ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho loài bào xác có giá trị kinh tế cao này, do đó, thời gian qua, Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp để “vực dậy” nghề nuôi Artemia của tỉnh.
Trứng Artemia Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Là giống loài thủy sản nước mặn, Artemia có thể nuôi và sinh sản hiệu quả ở độ mặn từ 70‰ đến 90 ‰, ấu trùng mới nở có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp làm thức ăn cho tôm, cá giống vừa mới nở. Do vậy, nhu cầu cung cấp trứng Artemia cho sản xuất giống thủy sản trong và ngoài nước luôn cao và ổn định. Trung bình 1ha/vụ nuôi Artemia có thể cho lợi nhuận từ 100 - 150 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 5 lần so với làm Muối truyền thống.
Nhằm phát huy thế mạnh, phát triển nghề nuôi Artemia theo hướng bền vững, hiệu quả, được sự giúp đỡ của Trường Đại học Cần Thơ, từ năm 2019 đến năm 2022, tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu thành công và áp dụng kết quả Đề tài “Quy trình nuôi Artemia ở độ mặn thấp theo chế độ dinh dưỡng cải tiến tại TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”. So với phương pháp nuôi trước đây thì đề tài đã cải tiến một số quy trình nuôi về chế độ bón phân, chế độ dinh dưỡng và được áp dụng phổ biến rộng rãi trong vùng, từng bước giúp nâng cao chất lượng, sản lượng và thích ứng cao với điều kiện biến đổi khí hậu, biến động độ mặn tại địa phương.
Nghiên cứu thành công Đề tài “Quy trình nuôi Artemia ở độ mặn thấp theo chế độ dinh dưỡng cải tiến tại TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”.
Trong các năm qua, Chi cục thủy sản cùng Trung tâm Khuyến Nông tỉnh đã tích cực phối hợp với địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cải tiến và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Theo đó, “Vĩnh Châu được tỉnh mà đặc biệt là Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ địa phương kết nối tiêu thụ đầu ra sản phẩm Artemia; triển khai việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho Artemia; quan tâm đầu tư nạo vét các tuyến kênh thuỷ lợi để đảm bảo, thuận lợi cho bà con sản xuất”, ông Mã Chí Thọ - Trưởng Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu, nói.
Trong vài năm trở lại đây, nhận thức được biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nghề nuôi Artemia nên người dân đã áp dụng giải pháp thả giống sớm hơn, tích trữ nước mặn năm trước để sử dụng cho mùa sau, thả con giống ở độ mặn thấp và chuyển đổi canh tác giữa trứng và sinh khối để cải thiện thu nhập. Từ các nhà nghiên cứu đánh giá cho thấy, Artemia Vĩnh Châu có khả năng chịu nóng cao hơn, có thể cho trứng bào xác cao hơn ở độ mặn thấp hơn, kích thước nhỏ hơn 5-6% so với giống gốc.
Với kích thước nhỏ, phù hợp với kích cỡ miệng của đa số loài ấu trùng thủy sản, có hàm lượng axit béo không no cao,... là điều kiện để sản phẩm trứng bào xác Artemia Vĩnh Châu tăng sức cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường thế giới. Từ những thuận lợi này, HTX Artemia Vĩnh Châu đã thiết kế khu vực nuôi riêng biệt, đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, đóng hộp trứng Artemia thành phẩm. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã cung ứng khoảng 500kg sản phẩm ra thị trường, trong đó, số lượng dành cho xuất khẩu luôn chiếm trên 50%.
Ông Trần Văn Khởi (ảnh trên) - Phó Giám đốc HTX Artemia Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết, thời gian gần đây, sản phẩm trứng Artermia của Vĩnh Châu bắt đầu khẳng định lại chất lượng nên nhu cầu sử dụng cho thị trường tôm giống rất cao, các nước nhập khẩu cũng sử dụng nhiều cho nghề nuôi cá cảnh. Tại Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu, sản lượng làm ra vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. So với trứng Artermia của Mỹ, Trung Quốc và Nga thì giá Artermia của Việt Nam vẫn đứng cao nhất trên thị trường. Cụ thể trứng Artermia của Mỹ nhập khẩu 1 lon 225 gram có giá là 1.100.000 đồng; trứng Artermia của Nga hoặc Trung Quốc có giá từ 600.000 - 900.000 đồng, nhưng trứng Artermia của Việt Nam với giá từ 2.000.000 - 2.200.000 đồng/1 lon, tương đương 1kg khoảng trên dưới 5.000.000 đồng.
Bà Phan Bạch Vân (thứ 2 từ phải sang) - Trưởng Phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 12/2022, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm Artemia, đây là cơ hội để nâng cao danh tiếng và chất lượng sản phẩm Artemia Vĩnh Châu, vì từ thực tế cũng cho thấy, phần lớn các loại nông sản đều có giá bán tăng cao sau khi được công nhận. Bà Phan Bạch Vân - Trưởng Phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho rằng, “Nhìn chung, nghề nuôi Artemia vẫn còn tồn tại những thuận lợi và khó khăn riêng”. Để phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Artemia Vĩnh Châu thì rất cần triển khai thêm nhiều giải pháp đồng bộ để nghề nuôi phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Theo đó, bà Phan Bạch Vân cho biết, thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn tuyên truyền sâu rộng để tất cả bà con đều có thể tiếp cận với quy trình nuôi cải tiến. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cho các Hợp tác xã, để sản phẩm Artermia của Sóc Trăng thật sự là một sản phẩm đặc thù, mang lại giá trị sản lượng như mong muốn.
Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đang khuyến khích các hộ nuôi nhỏ, lẻ tham gia liên kết sản xuất thông qua các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để xây dựng quy trình sản xuất bài bản, khoa học hơn; từng bước hình thành được vùng nuôi tập trung vừa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, vừa đáp ứng tốt khả năng cung ứng sản lượng theo nhu cầu thị trường, hướng đến phát triển nghề nuôi Artermia bền vững./.
Bình Trọng, Ngọc Thơ
TIN LIÊN QUAN
- Tích cực phòng ngừa bệnh cúm trên gia...
- Mỹ Tú đẩy mạnh xã hóa thực hiện...
- Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng đối thoại...
- Sóc Trăng tăng cường sự lãnh đạo của...
- Xã Long Phú về đích xây dựng Nông...
- Nuôi Ba Khía dưới tán rừng phòng hộ
- Sóc Trăng chấp hành tốt Nghị định thư...
- Mô hình sản xuất cho thu nhập ổn...
- Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc...
- Nông dân Trần Đề chủ động xuống giống...
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19...
- Xây dựng gia đình "3 sạch", góp...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Biến đổi khí hậu gây thiệt hại ngang khủng hoảng tài chính
- Mô hình “Dân vận khéo ở cơ sở”
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh tăng theo lương cơ sở
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.